Top 10 điều cần biết khi làm mặt nạ dưỡng da
Đắp mặt nạ là cách thức đơn giản, ít tốn kém mà lại rất hiệu quả để dưỡng da, mang đến vẻ mịn màng, tươi trẻ dài lâu cho làn da. Những lưu ý sau giúp mang lại kết quả tốt nhất cho chị em khi sử dụng mặt nạ tự nhiên. Nếu còn mụn thì bạn hãy yên tâm, mụn lâu không khỏi không còn là vấn đề vì đã có các sản phẩm trị thâm mụn lâu năm dành cho bạn.
Xem thêm:Cách làm mặt nạ dưỡng da tại nhà từ nguyên liệu thiên nhiên dễ kiếm
1. Xác định mình thuộc loại da nào
Trước hết cần xác định da mình thuộc loại nào để chọn mặt nạ từ thiên nhiên phù hợp. Nhiều chị em chỉ “đoán” loại da của mình theo cảm tính nên dẫn đến những sai lầm trong việc dưỡng da hoặc chọn mỹ phẩm.
2. Tần suất đắp mặt nạ
Không cần và không nên đắp mặt nạ tự nhiên hàng ngày. Tại sao? Vì trong các loại mặt nạ có thể chứa những hợp chất axit và chất tẩy. Nếu dùng quá thường xuyên da các chị dễ bị mỏng, khô, hoặc sần sùi, dễ nổi mụn và mẫn cảm. Chỉ nên dùng 2-3 lần/tuần là vừa hoặc 1-2 lần/tuần cũng đủ. Quan trọng là phải kiên trì dưỡng da.
Hãy vô cùng cẩn thận với lời khuyên đắp mặt nạ hàng ngày trong thời gian dài nhé, nhất là những chị da yếu, vì có thể khiến da mặt bắt nắng rất khủng khiếp đấy (mặc dù có thể thấy hiệu quả nhanh).
Đừng bỏ qua chuyên mục cách làm trắng da tự nhiên mà hiệu quả nhé.
Xem thêm:Cách làm mặt nạ dưỡng da tại nhà bằng lòng trắng trứng gà hiệu quả
3. Kích ứng da
Nếu khi sử dụng một loại mặt nạ nào đó mà bị kích ứng, hãy chuyển sang một loại mặt nạ khác. Điều này rất bình thường, các chị không nên tự trách là tại sao da mình “dở hơi” quá, hoặc người ta ai cũng đẹp ra chỉ có mình xấu…
4. Rửa mặt sạch trước khi đắp mặt nạ
Cần rửa mặt thật sạch trước khi đắp (để loại bỏ những bụi bẩn, giúp da dễ tiếp thu dưỡng chất từ mặt nạ) và sau khi đắp(để làm sạch những chất axit, cặn bã từ mặt nạ). Đắp xong nên thoa thêm toner (nước hoa hồng, nước cân bằng da) cho da săn chắc và se nhỏ lỗ chân lông.
5. Thời gian đắp mặt nạ
Cần để mặt nạ từ 15-30 phút để các dưỡng chất thấm vào da, nhanh quá hay lâu quá đều không tốt (lâu quá có thể làm mất lớp màng bảo vệ da.
Xem thêm:Cách làm mặt nạ dưỡng da chống nắng tại nhà trước khi ra đường
6. Bảo quản mặt nạ
Sau khi chuẩn bị mặt nạ xong mà chưa dùng ngay thì nên cho vào tủ lạnh bảo quản. Để ở ngoài mặt nạ dễ bị oxi hóa và vi khuẩn xâm nhập. Với đa số mặt nạ tự nhiên, nếu dùng không hết các chị có thể để tủ lạnh để cho lần sau (trong vòng 5-7 ngày). Tuy nhiên đắp ngay luôn luôn cho kết quả tốt hơn hẳn.
7. Đắp mặt nạ đều đặn
Nên duy trì việc đắp mặt nạ thiên nhiên lâu dài và đều đặn (1-2 lần/tuần). Nếu đợi đến khi da có dấu hiệu đi xuống rồi mới chăm sóc thì sẽ khó đẹp bằng khi được chăm sóc đều đặn.
8. Tránh tiếp xúc với ánh nắng
Tránh để da tiếp xúc với ánh nắng ngay sau khi đắp mặt nạ. Khi đó da mặt tạm thời trở nên mỏng hơn, rất dễ bắt nắng.
Xem thêm:Cách làm 5 mặt nạ dưỡng da từ thiên nhiên cho làn da trắng sáng
9. Đắp mặt nạ buổi tối là tốt nhất
Thời gian đắp mặt nạ tự nhiên tốt nhất là buổi tối trước khi đi ngủ, để làn da và cơ thể được nghỉ ngơi thư giãn, các dưỡng chất dễ hấp thụ vào da hơn.
10. Dưỡng ẩm cho da
Nên thoa kem dưỡng ẩm cho da mặt (nếu được) sau khi hoàn tất việc đắp mặt nạ, đặc biệt là với loại da khô.