Bí kíp phục hồi da cháy nắng tại nhà đơn giản từ nguyên liệu thiên nhiên
Cách phục hồi da cháy nắng sao cho hiệu quả nhất bây giờ? Làm sao chữa da bị sạm nắng nhanh? Làn da bị cháy nắng làm sao để trắng lại nhanh như xưa?
Đây chắc chắn là những câu hỏi mà cứ mỗi độ hè tới là các chị em, thậm chí các anh trai cũng băn khoăn lo lắng.
Hôm nay ngoài các sản phẩm trị thâm mụn lâu năm, sẽ hướng dẫn chữa làn da bị rám nắng hiệu quả nhất từ các nguyên liệu tự nhiên nhé.
Hãy cùng học ngay cách phục hồi da cháy nắng từ nguyên liệu thiên nhiên cực an toàn tiết kiệm bạn nhé!
Lưu ý, trước khi bắt đầu chúng ta cần làm rõ 1 điều. Dưới đây là các nguyên liệu cực tốt từ thiên nhiên, nhưng cũng có thể sẽ gây kích ứng da cho bạn.
Do đó, nếu điều kiện, tốt nhất là dùng các sản phẩm theo các bước ở cuối bài nhé.
1. Mật ong
Xem thêm:Cách se khít lỗ chân lông trên da mặt tại nhà với nguyên liệu thiên nhiên
Với mật thì bạn có thể trực tiếp thoa lên da hay pha với nước chanh theo tỉ lệ 80/20. Hoặc bạn có thể trộn mật ong với sữa (50/50) rồi bôi lên vùng da tổn thương.
Với công thức chữa cháy nắng cấp tốc này, không chỉ da hết đau rát mà còn phục hồi rất nhanh.
2. Yến mạch
Nếu bạn là 1 gymer, chắc chắn cũng biết vai trò của yến mạch khi tập gym đúng không nào. Giờ thì chúng ta có hai phương pháp để chữa cháy nắng với yến mạch:
- Đó là bạn pha 2 chén yến mạch với nước mát và ngâm mình vào đó khoảng 30 phút.
- Hay bạn trộn yến mạch với lòng trắng trứng rồi thoa trực tiếp lên vùng da bị tổn thương vì cháy nắng.
- Khi hỗn hợp khô, hãy rửa sạch bằng nước mát.
Xem thêm:Cách làm mặt nạ dưỡng da tại nhà từ nguyên liệu thiên nhiên dễ kiếm
3. Sữa chua
- Cách trị da cháy nắng bằng sữa chua cực kì đơn giản. Bạn nên sử dụng sữa chua không đường, lạnh để cho hiệu quả tốt hơn.
- Sử dụng sữa chua bôi một lớp mỏng (tốt nhất là sữa chua dính trên nắp hộp sữa chua) lên vùng da cháy nắng
- Massage nhẹ nhàng khoảng 3 phút. Rồi để như thế khoảng 10 phút
- Rửa lại nhẹ nhàng với nước lạnh hoặc dùng khăn ướt lau sạch
- Ngoài ra, bạn có thể trộn 2 thìa sữa chua không đường cùng với một thìa nước cốt cam, thoa lên mặt để khoảng 20 phút sau đó rửa lại mặt bằng nước lạnh. Làm đều đặn trong khoảng 1-2 tuần các vết thâm sạm hay cháy nắng sẽ dần dần biến mất.
Xem thêm:Trị nám da hiệu quả tận gốc với các loại quả từ thiên nhiên
4. Sữa ong chúa
Hãy kết hợp uống và thoa sữa ong chúa cùng một lúc để tăng hiệu quả phục hồi làn da bị cháy nắng tốt nhất.
- Uống sữa ong chúa: Các bạn nên chọn các hãng sữa ong chúa nổi tiếng để yên tâm sử dụng hơn và sử dụng theo hướng dẫn trên bao bì.
- Thoa: Các bạn có thể mua sữa ong chúa tươi để thoa lên mặt vào buổi tối trước khi đi ngủ. Tuy nhiên, các bạn có thể tiết kiệm chi phí bằng cách lấy sữa ong chúa trong viên nang (dùng để uống bên trên) trộn với một ít nước hoa hồng và làm mặt nạ trị rám nắng.
Xem thêm:Cách làm trắng da bằng trứng gà tại nhà hiệu quả đơn giản
5. Nha đam
Sử dụng nha đam xoa dịu làn da bị rám nắng rất đơn giản
- Lấy ruột nha đam để vào trong tủ lạnh
- Bôi nha đam lạnh lên vùng da bị cháy nắng, massage tầm 5-15 phút
- Bôi thêm một lớp nha đam lạnh, để yên trong vòng 15 phút
- Nhẹ nhàng rửa lại với nước lạnh
- Nha đam mát lạnh sẽ giúp da bạn được xoa dịu và làm mờ các vết cháy nắng. Mỗi tuần thực hiện 3-4 lần, chỉ sau một thời gian ngắn, làn da sẽ mịn màng cũng như đều màu hơn.
Xem thêm:Phụ nữ sau sinh trị nám hiệu quả từ nguyên liệu thiên nhiên dễ kiếm
6. Giấm táo
Nếu làn da bạn bị ánh mặt trời đốt cháy trong mùa hè này, pha một ít giấm táo vào trong bồn tắm và ngâm mình trong khoảng 10 phút để kích thích những vùng da bị cháy nắng nhanh chóng khô và rụng đi.
Ngoài ra, để có kết quả nhanh hơn hãy cho giấm táo vào một bình xịt và xịt trực tiếp lên vùng da bị tổn thương. Axit lactic trong giấm táo sẽ làm bong các vùng da khô cháy.
Chắc chắn làn da của bạn sẽ nhanh chóng lấy lại dáng vẻ tự nhiên như ban đầu.
Xem thêm:Cách tẩy lông (wax lông) tại nhà từ nguyên liệu thiên nhiên hiệu quả
7. Trà túi đen
- Đổ 500ml nước nóng vào trong chiếc bình, nhúng 3 túi trà đen vào, chờ 10 phút rồi lấy túi trà ra.
- Chờ cho bình trà nguội hẳn rồi ngâm chiếc khăn mềm vào nước trà trong 1 phút rồi lấy ra, phủ lên vùng da bị cháy nắng.
- Chờ cho tới khi khăn khô nước thì lặp lại bước 2 cho đến khi dùng hết nước trà đen. Lưu ý là tuyệt đối không dùng khăn cọ vào da, chỉ đắp khăn thấm nước trà lên vùng da bị cháy nắng. Sau khi hoàn thành, vết cháy nắng gần như bị đánh bay hoàn toàn. Nếu vùng da cháy nắng vẫn chưa được phục hồi hẳn, bạn thực hiện lần thứ hai vào ngày hôm sau.
Lưu ý, sau khi bị cháy nắng, thực hiện phương pháp này càng sớm thì hiệu quả càng cao, da sẽ sớm được phục hồi.
Xem thêm:Cách làm 5 mặt nạ dưỡng da từ thiên nhiên cho làn da trắng sáng
Ngoài các bí quyết trên, liệu còn cách nào hiệu quả hơn không?
Chắc chắn rồi, mặc dù dùng nguyên liệu tự nhiên cũng có chất lượng, nhưng chẳng có lý do gì không tận dụng các công thức làm lành da cháy nắng dưới đây cả.
1. Làm mát da ngay và liền
Ngay sau khi bị tình trạng này, hãy dùng ngay nước xịt khoáng phù hợp, khăn lạnh hay khăn bọc đá viên bên trong (không nên dùng đá trực tiếp lên vùng da bị tổn thương). Thực hiện trong 10-15 phút.
2. Dùng kem dưỡng ẩm chứa các chất làm mát
Khi làn da bị cháy nắng, hãy dùng các loại kem dưỡng ẩm ưa thích có chứa các thành phần như bạc hà, nha đam, đậu nành để giúp làn da mát, đỡ rát.
Không dùng các loại kem có chứa petroleum, benzocaine, lidocaine sẽ cảm thấy nóng rát hơn và có thể gây kích ứng da. Ngoài ra, không dùng các loại có mùi khi da bị sạm nắng nhé.
Xem thêm:Cách làm mặt nạ dưỡng da tại nhà từ nguyên liệu thiên nhiên dễ kiếm
3. Không làm vỡ các chỗ phòng rộp da
Nếu làn da bị cháy nắng, rộp lên thì đừng để nó vỡ ra nhé. Điều này sẽ làm cho vùng da bị cháy nắng tệ hơn.
Nếu làn da bị rộp lên thì nó đang ở tình trạng cháy nắng độ 2. Hãy cứ để vết rộp tự lành và bạn sẽ không lo lắng gì về nhiễm trùng.
4. Bảo vệ làn da tuyệt đối trong giai đoạn phục hồi
Trong giai đoạn này, hãy tránh ra ngoài nắng, nên che chắn kỹ càng. Nếu phải ra nắng, nên dùng các loại kem chống nắng có chỉ số SPF trên 30.
5. Đi gặp bác sĩ
Nếu có những dấu hiệu này, hãy đi tới bệnh viện ngay
- Mệt và chóng mặt
- Cảm thấy lạnh
- Tim đập nhanh, hít thở mạnh
- Buồn nôn, sốt rét, phát ban
- Bị phồng rộp nặng
Còn chờ gì mà không cùng học ngay cách phục hồi da cháy nắng để tự tin chơi hè nào!
Xem thêm:Cách làm mặt nạ dưỡng da chống nắng tại nhà trước khi ra đường